ĐỘ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA VÙNG NƯỚC VÀ LIÊN HỆ MẬT THIẾT ĐẾN CÁC CHỨNG NHẬN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Đa dạng sinh học (biodiversity):

-là khái niệm bao trùm mọi mức độ biến đổi của thế giới tự nhiên mà sinh vật là đơn vị cấu thành.Ở hai thủy vực khác nhau có cùng số lượng cá thể phiêu sinh thực vật/ml nước như nhau, nhưng số loài khác nhau thì thủy vực có số loài lớn hơn được xem là đa dạng phiêu sinh học lớn hơn.

-Đối với doanh nghiệp muốn áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000, ISO 9000,… càng phải chú tâm đến điều này để đáp ứng điều kiện của tiêu chuẩn.

-Các quần xã có độ đa dạng cao về loài thì có xu hướng ổn định hơn so với quần xã có độ đa dạng loài thấp. Lợi ích của sự đa dạng đến sự ổn định của hệ sinh thái là do có nhiều loài, thường có nhiều hơn một loài thực hiện các chức năng cụ thể như quang hợp, ăn thực vật, săn mồi, phân huỷ …

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ đa dạng sinh học:

-phá rừng và các thay đổi khác về sử dụng đất; khai thác quá mức các loài bằng cách săn bắn hoặc đánh bắt (thủy hải sản); đưa các loài ngoại lai vào mà chúng có tính hung hãn, cạnh tranh cao, hoặc các loài săn mồi và không có sự kiểm soát tự nhiên; đưa các bệnh mới mà một hoặc nhiều sinh vật không có sự đề kháng; ô nhiễm do các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, hoặc chất độc; sự thay đổi về vốn gen (gene pool) bằng cách đưa vào các sinh vật có gen khác với các sinh vật bản địa.

2. Những ảnh hưởng có thể có của nuôi trồng thủy sản đến đa dạng sinh học.

-Tài liệu đơn giản nhất về những ảnh hưởng có thể có của nuôi trồng thủy sản đối với đa dạng sinh học là do Tiến sĩ James Diana ở Đại học Michigan biên soạn. Chúng bao gồm:

-Vật nuôi bị thoát ra ngoài và được xem như là các loài ngoại lai.

-Sự phú dưỡng và những thay đổi kết hợp ở các quần thể động, thực vật ở vùng nước tiếp nhận nước thải ra từ các trang trại nuôi trồng thủy sản.

-Các vùng đất ngập nước và rừng ngập mặn bị thế chỗ bởi các ao dùng nuôi trồng thủy sản.

-Lây lan bệnh và các ký sinh trùng từ vật nuôi sang các quần đàn ngoài tự nhiên.

-Sự biến đổi di truyền của các quần đàn ngoài tự nhiên do vật nuôi thoát ra ngoài.

-Hủy diệt các loài săn mồi do ăn thức ăn từ các trang trại nuôi trồng thủy sản.

3. Để đảm bảo độ đa dạng sinh học:

-các doanh nghiệp nuôi trông thủy sản cần kiểm tra độ đa dạng sinh học định kỳ. Đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn trong nuôi trồng thủy sản cũng là bảo về cho hệ sinh thái trong môi trường nước.
Nhiều doanh nghiệp đã lựa chon VQB là người bạn đáng tin cây cho việc đánh giá độ đa dạng sinh học phục vụ cho việc sản xuất thủy hải sản tốt.

Cùng nhau chúng ta sẽ tạo ra một nền kinh tế nông – lâm – ngư ngiệp sạch và chất lượng”.

-VQB lấy mẫu kiểm tra độ đa dạng sinh học cho khách hàng tại Vũng Tàu
73207315

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *