QUÁ TRÌNH ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG , DOANH NGHIỆP VÀ ĐỐI TƯỢNG LAO ĐỘNG

  • 140/2018/NĐ-CP
  • NGHỊ ĐỊNH
  • SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CÁC NGHỊ ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH VÀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
  • “Điều 17. Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
  1. Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
  3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
  4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
  5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
  6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.”
  • 37/2005/TT-BLĐTBXH
  • THÔNG TƯ
  • HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG

  • I. PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ ĐỐI TƯỢNG HUẤN LUYỆN

  1. Phạm vi áp dụng

  • Thông tư này áp dụng đối với các doannh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động, bao gồm:
  • a) Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;
  • b) Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác;
  • c) Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
  • d) Đơn vị sự nghiệp; các tổ chức, đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân, các cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác;
  • e) Các tổ chức, cá nhân khác có sử dụng lao động.
  • Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định trên sau đây gọi chung là cơ sở.
  1. Đối tượng huấn luyện 

      a) Người lao động bao gồm:

  • – Người đang làm việc, người mới tuyển dụng, người học nghề, tập nghề, thử việc tại cơ sở;
  • – Người lao động hành nghề tự do được cơ sở thuê mướn, sử dụng.
  • b) Người sử dụng lao động và người quản lý (sau đây gọi chung là người sử dụng lao động) bao gồm:
  • – Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở ủy quyền điều hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
  • – Giám đốc, phó giám đốc cơ sở; thủ trưởng của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng lao động;
  • – Người quản lý, điều hành trực tiếp các công trường, phân xưởng hoặc các bộ phận tương đương.
  • c) Người làm công tác an toàn vệ sinh lao động cơ sở.
  • II. HUẨN LUYỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

  1. Nội dung huấn luyện

     Những quy định chung về an toàn lao động, vệ sinh lao động:

  • – Mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;
  • – Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ về bảo hộ lao động đối với người lao động;
  • – Nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở;
  • – Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa;
  • – Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động;
  • – Cách xử lý tình huống và các phương pháp sơ cứu người bị nạn khi có tai nạn, sự cố;
  • – Công dụng, cách sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân;
  • – Các biện pháp tự cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc.
    Những quy định cụ thể về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc:
  • – Đặc điểm sản xuất, quy trình làm việc và các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động bắt buộc người lao động phải tuân thủ khi thực hiện công việc;
  • – Các yếu tố nguy hiểm, có hại, sự cố có thể xảy ra tại nơi làm việc và các biện pháp phòng ngừa.
  • Người lao động (kể cả người lao động hành nghề tự do) làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo danh mục kèm theo Thông tư này (Phụ lục I), ngoài việc đảm bảo nội dung huấn luyện đối với người lao động nêu trên, còn phải được huấn luyện kỹ hơn về quy trình làm việc và xử lý sự cố.
  1. Tổ chức huấn luyện 

    -Trách nhiệm tổ chức huấn luyện
  • Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện cho người lao động thuộc cơ sở quản lý; người lao động hành nghề tự do do cơ sở thuê mướn, sử dụng. Sau khi huấn luyện, kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu, người lao động (kể cả người lao động hành nghề tự do) phải ký vào sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo mẫu kèm theo Thông tư này (Phụ lục IV), người sử dụng lao động cấp thẻ an toàn lao động cho người lao động làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 2 Mục VI của Thông tư này.
    -Giảng viên về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải có kinh nghiệm, được bồi dưỡng nghiệp vụ về an toàn lao động, vệ sinh lao động và do người sử dụng lao động quyết định.
    – Hình thức và thời gian huấn luyện
  • – Huấn luyện lần đầu: Người mới tuyển dụng; người học nghề, tập nghề, thử việc tại cơ sở, trước khi giao việc phải được huấn luyện đầy đủ các nội dung quy định tại Khoản 1 Mục II của Thông tư này.
  • Thời gian huấn luyện lần đầu ít nhất là 2 ngày.
  • Đối với người lao động (kể cả người lao động hành nghề tự do) làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thời gian huấn luyện lần đầu ít nhất là 3 ngày.
  • Thời gian huấn luyện định kỳ tùy thuộc vào yêu cầu đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở, nhưng ít nhất mỗi năm 1 lần và mỗi lần ít nhất 2 ngày.
  • – Người lao động khi chuyển từ công việc này sang công việc khác; khi có sự thay đổi thiết bị, công nghệ sản
  • – Kinh phí để tổ chức huấn luyện cho người lao động cơ sở do cơ sở sử dụng lao động chịu trách nhiệm.
  • III. HUẤN LUYỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

  1. Nội dung huấn luyện 

    a) Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
    b) Các quy định của pháp luật về chính sách, chế độ bảo hộ lao động;
    c) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;

  • – Tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
  • – Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động;
  • – Xây dựng và phổ biến nội quy, quy chế quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở, các phân xưởng, bộ phận và các quy trình an toàn của các máy, thiết bị, các chất;
  • – Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện và tổ chức phong trào quần chúng thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động;
  • – Thực hiện chính sách, chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động;
  • – Kiểm tra và tự kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
  • – Thực hiện đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
  • – Thực hiện khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
  • – Thực hiện thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;
  • IV. HUẤN LUYỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG TÁCAN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CƠ SỞ

  1. Nội dung huấn luyện

  • Ngoài các nội dung huấn luyện như đối với người sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 Mục III của Thông tư này, người làm công tác an toàn vệ sinh lao động phải  huấn luyện các nội dung sau:
  • – Phương pháp xác định các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất;
  • – Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ; kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện lao động;
  • – Phương pháp triển khai công tác kiểm tra và tự kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cơ sở;
  • – Nghiệp vụ khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  1. Tổ chức huấn luyện 

    a) Trách nhiệm tổ chức huấn luyện

  • – Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện đối với người làm công tác an toàn vệ sinh lao động của các cơ sở có trụ sở chính đóng trên địa bàn địa phương.
  • – Các Bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện đối với người làm công tác an toàn vệ sinh lao động thuộc tập đoàn, tổng công ty và các cơ sở trực thuộc quyền quản lý hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức có chức năng huấn luyện, bồi dưỡng cho người làm công tác an toàn vệ sinh lao động để tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện.
  • b) Hình thức và thời gian huấn luyện
  • – Huấn luyện lần đầu: Người làm công tác an toàn vệ sinh lao động phải được huấn luyện đầy đủ các nội dung nêu tại Khoản 1 Mục IV của Thông tư này.
  • Thời gian huấn luyện lần đầu: Ít nhất là 3 ngày.
  • – Huấn luyện định kỳ: Người làm công tác an toàn vệ sinh lao động phải được huấn luyện định kỳ để bổ sung, cập nhật thông tin, văn bản quy phạm pháp luật, kiến thức mới về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
  • Thời gian huấn luyện định kỳ: Ít nhất mỗi năm 1 lần và mỗi lần ít nhất là 2 ngày.
  • LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI:
    Công ty TNHH Giải pháp chất lượng VQB
    Địa chỉ: Thôn 1 Thanh Long, thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
    Hotline:
    Tel:
    0232.3573.333
    Email: vqbtraining@gmail.com
    Website: vqb.vn

                                   Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc của bạn!!!

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *